Sự nghiệp đổi mới, mở cửa và hội nhập của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và ý nghĩa về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Kinh tế đất nước ngày một phát triển, thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam; cùng với đó các thỏa thuận quốc tế về thương mại – kinh tế cũng được thúc đẩy thuận lợi. Nhiều cơ hội đang mở ra cho nước ta từ các đối tác nước ngoài với mọi cấp độ từ chính phủ cho đến các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi các cơ quan ngoại vụ địa phương phải hết sức linh hoạt, chủ động với tư duy sáng nhạy bén nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa địa phương vào chiều sâu và thực chất hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu đó, Tài liệu hướng dẫn: Về công tác ngoại vụ địa phương do Bộ Ngoại giao biên soạn với những kiến thức cập nhật nhất để phục vụ công tác đối ngoại của địa phương.
Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác ngoại vụ địa phương, gồm 11 chương, giới thiệu 1 cách cụ thể về các vấn đề quan trọng của công tác ngoại vụ địa phương như công tác đối ngoại, công tác ngoại giao kinh tế, công tác ngoại giao văn hóa, lễ tân ngoại giao, công tác lãnh sự... Mỗi chương đều phân tích tỉ mỉ các tình huống cần xử lý trong công tác, những nghị định, quyết định, luật đã được thông qua về công tác ngoại vụ để việc thực hiện công tác ngoại vụ được minh bạch rõ ràng.
11 Chương bao gồm:
Chương 1: Công tác Đối ngoại Đảng
Chương 2: Công tác Ngoại giao Kinh tế của Ngoại vụ Địa phương
Chương 3: Ngoại giao Văn hóa
Chương 4: Công tác Biên giới Lãnh thổ Quốc gia
Chương 5: Công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận Quốc tế
Chương 6: Công tác Lãnh sự
Chương 7: Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và báo chí nước ngoài của Việt Nam
Chương 8: Lễ tân Ngoại giao
Chương 9: Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Chương 10: Công tác người Việt Nam ở nước ngoài
Chương 11: Thanh tra chuyên ngành ngoại giao
Cuốn sách do Đ/c Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao chỉ đạo biên soạn; Cục Ngoại vụ và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao tổ chức và hiệu chỉnh nội dung, các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan biên soạn nội dung.